Chúng ta lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới 5kWP ( 5kW pin + Inverter).
Sau một thời gian vận hành, công suất đỉnh hệ thống vào buổi trưa chỉ đạt khoảng 4kwp ( giả sử giàn pin có góc nghiêng và góc xoay tối ưu)
” 1kWp còn lại của tôi, em ở đâu… ” ???
Bên dưới là những kiến thức.
Những điều mà các công ty/cá nhân tư vấn & lắp đặt điện mặt trời ít khi tư vấn cho chúng ta.
Hoặc đôi khi họ cũng chưa biết đến những điều này….
1. Nhiệt độ môi trường
Chúng ta thường gọi tấm pin mặt trời theo công thức đơn giản:
Tấm pin + hãng sản xuất + công suất.
VD: “Tấm pin Sunpower 300W”.
300W là công suất đỉnh trong điều kiện thí nghiệm STC (Standard Test Condition).
Trong thí nghiệm STC, nguồn sáng có cường độ 1000W/m2 sẽ chiếu lên bề mặt tấm pin. Nhiệt độ của cell tấm pin là 25°C, môi trường là 5°C. ( Nhiệt độ cell sẽ luôn cao hơn môi trường khoảng 15°C )
Các điều kiện trong thực tế
Tại Việt Nam biên độ nhiệt trung bình giao động từ 21-27°C ( lớn hơn nhiều so với điều kiện STC).
Mây mưa, thời gian trong ngày, vị trí mặt trời trong năm ảnh hưởng đến lượng bức xạ giàn pin nhận được từ mặt trời.
Mỗi nơi cũng sẽ có lượng bức xạ nhận được khác nhau. Tại Việt Nam, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng bức xạ lớn nhất.
Khu vực miền bắc có lượng bức xạ thấp hơn miền Trung và miền Nam.
Bài Viết Tham Khảo : Vị trí của mặt trời thay đổi như thế nào trong năm
Do đó, ứng với nhiệt độ và bức xạ của môi trường thực tế. Tấm pin sẽ không thể đạt đến ngưỡng công suất tối đa.
Thời điểm bức xạ mặt trời đạt đỉnh vào buổi trưa (Tấm pin hấp thụ nhiều nắng nhất ). Lại là thời điểm nhiệt độ môi trường cao nhất (Tấm pin suy hao công suất nhiều nhất).
Cách xác định tương đối công suất tối đa tấm pin đạt được ngoài thực tế :
Theo bảng thông số kỹ thuật. Pmax của tấm pin sẽ giảm 0.41%/°C.
Giả sử tấm pin đặt trên mái nhà với nhiệt độ môi trường là 30°C. Suy ra nhiệt độ của cell khoảng 45°C.
Tổn hao công suất của tấm pin:
%Tổn Hao = (45 – 25) x (-0.41)
= 20 x (-0.41)
= -8.2%
Tấm pin 360W phát tối đa:
Pmax (thực tế) =(100% – 8.2%) x 360
= 330.48 (W)
2. Bụi bẩn
Mặt kính tấm pin có bề mặt nhám ( tránh phản xạ ánh sáng ) giúp tấm pin hấp thụ ánh sáng tốt hơn.
Bụi bẩn sẽ bám lên bề mặt tấm pin sau một thời gian lắp đặt.
Lớp bụi làm giảm lượng ánh sáng tấm pin nhận được.
Do đó làm suy giảm công suất phát điện của tấm pin.
Bài Viết Tham Khảo : [VIDEO] ảnh hưởng của bụi đến hiệu suất hệ thống điện mặt trời. (đang update )
4. Suy hao do dây dẫn
Dây dẫn DC/AC luôn tồn tại nội trở ( điện trở của dây dẫn – ký hiệu là R ).
Nội trở sinh ra tổn hao trên dây dẫn ( P=I2.R ) khi hệ thống hoạt động.
Điều này làm giảm lượng điện năng thu được.
Bài Viết Tham Khảo : Dây dẫn DC trong hệ thống điện mặt trời
5. Tổn hao của Inverter
Tổn hao của Inverter giao động từ 3-4% ( Hiệu suất đạt từ 96-97% )
Bài Viết Tham Khảo : Các thông số kỹ thuật của Inverter – Phần 1
Hệ thống đạt đỉnh từ 4.6-4,7 kWp vào ngày đầu tiên ?
1.Ngày đầu tiên bụi bẩn chưa bám trên bề mặt tấm pin.
2.LID sẽ xảy ra làm giảm dần hiệu suất hệ thống vào những ngày sau khi lắp đặt. Hiệu suất phát của tấm pin sẽ giảm khoảng 0.5%/năm.
Bài Viết Tham Khảo: Hiện tượng LID của tấm pin năng lượng mặt trời là gì ?
Pingback: Thông số kỹ thuật tấm pin mặt trời – Năng Lượng Bền Vững